Cảnh sát hiện đang tìm kiếm một thanh niên 18 tuổi trốn khỏi bệnh viện ở Roztoky. Chàng thanh niên gốc Việt mắc chứng tự kỷ, tăng động, đặc biệt yêu thích sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Được biết anh ta đã trốn thoát nhiều lần trong quá khứ và luôn được tìm thấy ở các trạm cuối cùng.
Người thanh niên được cho là nhìn thấy lần cuối trước lối vào một nhà hàng ở đường Libušská ở Praha 4 vào khoảng 4 giờ chiều thứ Hai. Anh ta là người Việt Nam, 18 tuổi đã trốn thoát khỏi cơ sở điều trị ở Roztoky – nơi anh ta đang điều trị do mắc chứng tự kỷ tăng động.
Anh ta vô cùng yêu thích đi các phương tiện giao thông công cộng
Nhận định chàng trai có thể di chuyển quanh Praha 3, đây là nơi anh ấy có gia đình. Chàng trai này đặc biệt yêu thích đi các phương tiện giao thông công cộng.
Phát ngôn viên cảnh sát Richard Hrdina cho biết: “Anh ấy đã mất tích nhiều lần trong quá khứ và hầu như luôn được tìm thấy ở trạm cuối của nhiều phương tiện giao thông khác nhau ”.
Nam thanh niên mang quốc tịch Việt Nam, có dáng người gầy và cao 1m80. Anh ta có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt đen và mái tóc đen cắt ngắn. Vào thời điểm trốn thoát, anh ta mặc một chiếc áo khoác mùa đông màu xanh lam, áo len có mũ trùm đầu sẫm màu, quần jean xám và giày trắng. Nếu bạn đã nhìn thấy người đàn ông này ở đâu đó, hãy liên hệ ngay qua số máy 158.
Xem thêm: Tai nạn liên hoàn trên đường cao tốc Séc khiến 40 người bị thương, 5 người nguy kịch
Tìm hiểu về chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD)
Tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ (autism spectrum disorder), đây là những rối loạn với những đặc điểm lâm sàng mang đặc trưng với khả năng thiếu hụt kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại, thiếu hụt, thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Những người mắc ASD có sự khác biệt trong giao tiếp, tương tác, cư xử, học hỏi theo những cách khác với những người xung quanh.
Chẩn đoán ASD hiện bao gồm một số rối loạn khác nhau có đặc tính tương tự nhau:
- Tự kỷ điển hình (Kanner),
- Tự kỷ chức năng cao (hội chứng Asperger),
- PDD-NOS (Rối loạn phát triển lan tỏa- không đặc hiệu)
Những tình trạng này hiện nay được gọi chung là “rối loạn phổ tự kỷ” (ASD).
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, thường xuất hiện ở 3 năm đầu đời của trẻ.
Khi mắc chứng ASD, bệnh nhân thường sống ở trong thế giới của riêng chúng, không quan tâm đến những thứ khác và thiếu ý thức xã hội. Trẻ mắc ASD thường sẽ chỉ tập trung vào việc tuân theo một thói quen nào đó, ngay cả khi đó chỉ là các hành vi bình thường. Khi mắc chứng rối loạn này bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác.
Một số triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ:
Các dấu hiệu của ASD được bắt đầu trong thời thơ ấu và kéo dài trong suốt cuộc đời của một con người với các biểu hiện sau đây:
- Không nhìn vào đồ vật khi người khác chỉ vào đồ vật đó
- Tránh giao tiếp bằng mắt, thích ở một mình
- Khó hiểu cảm xúc của người khác, khó thể hiện cảm xúc của bản thân
- Không biết cách nói chuyện, chơi với người khác
- Lặp lại nhiều lần các từ hay cụm từ người khác nói với trẻ
- Gặp khó khăn khi trẻ muốn được bày tỏ nhu cầu
- Thường hay thực hiện lặp đi lặp lại hành động nào đó
- Khó khăn bị bị thay đổi thói quen,…
Bên cạnh những biểu hiện trên, người bị chứng tự kỷ còn có những biểu hiện như: co giật, rối loạn vị giác, âm thanh, giấc ngủ, động kinh, có vấn đề về hệ tiêu hóa, luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng,…
Hình thức bên ngoài của người mắc chứng tự kỷ trông có vẻ không có gì khác biệt với người khác. Theo ghi nhận hiện nay số lượng người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ngày càng nhiều và gia tăng. Tỉ lệ mắc chứng tự kỷ ở bé trai cao hơn bé gái lên tới 4 lần.
Theo blesk.cz