Trang chủ Đời sống Tìm hiểu về chế độ ăn không có gluten

Tìm hiểu về chế độ ăn không có gluten

Quảng cáo

Vấn đề sức khỏe luôn là điều nhận được sự quan tâm lớn của mọi người. Vì thế chế độ ăn healthy với việc lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe được chú trọng hơn cả. Trong đó nhiều người cho rằng chế độ ăn không có gluten giúp cảm cân, giữ dáng, tăng năng lượng cho cơ thể hiệu quả. Thực hư vấn đề này thế nào, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết sau đây của chúng tôi!

1. Gluten là gì?

Gluten là dạng protein có nhiều trong các loại ngũ cốc như: lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Việc xây dựng chế độ ăn không gluten là điều bắt buộc đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh Celiac hoặc dị ứng với thành phần này (khoảng 2% dân số). 

Quảng cáo

Các sản phẩm được chế biến từ lúa mì, lúa mạch đặc biệt phổ biến hiện nay. Cho nên việc loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn cũng đồng nghĩa với việc làm thay đổi cách thu nhận chất xơ, vitamin và dưỡng chất khác.

Việc nắm bắt rõ được các thành phần thay thế khác là điều đặc biệt quan trọng để có thể duy trì chế độ ăn đầy đủ, cân bằng.

2. Gluten có hại không? Những ai nên thực hiện chế độ ăn không gluten?

2.1. Gluten có hại không?

Với những người bình thường thì gluten không gây hại cho sức khỏe. Ngũ cốc chứa gluten có các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Riêng đối với những trường hợp bị bệnh celiac hay dị ứng với gluten cần phải thực hiện chế độ ăn không có gluten, đây là cách duy nhất để điều trị bệnh.

2.2. Đối tượng nên thực hiện chế độ ăn không gluten

Chế độ này cần được áp dụng với những bệnh nhân mắc bệnh Celiac. Đây là một chứng rối loạn di truyền, cơ thể không thể xử lý gluten. Vì thế việc hấp thụ thêm gluten sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến ruột non, cơ thể cũng không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng. Hiện bệnh Celiac ảnh hưởng đến khoảng 1% người trên thế giới. 

Đồng thời, những người bị dị ứng với gluten hoặc nhạy cảm với gluten cần chú ý tránh xa những thực phẩm có chứa các chất này. 

Người bị mắc bệnh celiac cần thực hiện chế độ ăn kiêng gluten nghiêm ngặt trong suốt quãng đời. Điều này giúp bệnh nhân hạn chế tối đa xảy ra các triệu chứng và biến chứng của bệnh.

Với những người bị nhạy cảm với gluten có thể ngưng sử dụng gluten trong vài năm. Sau đó quay trở lại để kiểm tra lại độ nhạy cảm với gluten.

3. Tác dụng của việc thực hiện chế độ ăn không có gluten?

Chế độ ăn không có gluten còn được gọi là chế độ ăn gluten free, có nghĩa là không bao gồm protein gluten. Thực hiện chế độ ăn này giúp kiểm soát những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh celiac, cũng như các tình trạng sức khỏe khác có liên quan đến gluten.

Thực tế đã chứng minh, việc thực hiện chế độ ăn này giúp cải thiện được sức khoẻ, giảm cân và tăng năng lượng hiệu quả đối với những người bị celiac. Hiện rất ít bằng chứng lâm sàng về những lợi ích trên mà chế độ ăn này mang lại trong cộng đồng.

Việc loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn sẽ dẫn tới sự thay đổi hàm lượng chất xơ, vitamin, chất khoáng. Điều này có nghĩa là chế độ ăn này sẽ làm ảnh hưởng tới nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Nhiều người áp dụng chế độ ăn không có gluten không phải vì lý do bệnh lý, mà vì họ tin rằng chế độ ăn này sẽ giúp mang lại lợi ích về sức khỏe. Chưa có nghiên cứu nào xác định được lợi ích của chế độ ăn kiêng gluten đối với những người bình thường. Thay vào đó còn làm tăng nguy cơ rủi ro bởi sự thay đổi lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

4. Cách xây dựng chế độ ăn không gluten 

4.1. Các thực phẩm có thể sử dụng

Những thực phẩm không chứa gluten tự nhiên mà bạn có thể sử dụng như:

  • Rau xanh và trái cây.
  • Các loại đậu hạt, mầm thuộc họ đậu và các loại hạt ở dạng tự nhiên chưa qua xử lý.
  • Trứng.
  • Thịt nạc chưa chế biến
  • Thịt cá, thịt gia cầm
  • Các sản phẩm sữa ít béo.

Ngũ cốc và tinh bột dùng trong chế độ ăn không có gluten gồm có:

  • Hạt rau dền.
  • Củ dong.
  • Kiều mạch.
  • Ngô
  • Cây lanh.
  • Các loại bột từ gạo, khoai tây, đậu nành, ngô, đậu xanh không chứa gluten.
  • Bánh ngô (hominy).
  • Hạt kê.
  • Diêm mạch.
  • Gạo
  • Cao lương (sorghum).
  • Đậu nành.
  • Củ sắn.
  • Hạt teff.

4.2. Những loại ngũ cốc phải tránh

Với chế độ ăn không gluten bạn cần tránh xa tất cả các loại thức ăn và đồ uống có chứa các thành phần như sau:

  • Lúa mì.
  • Lúa mạch.
  • Lúa mạch đen.
  • Tiểu hắc mạch.
  • Yến mạch (oats) với một số trường hợp.

Thực tế yến mạch là một loại thực phẩm không chứa gluten tự nhiên, nhưng quá trình sản xuất yến mạch sẽ bị lẫn các sản phẩm khác như lúa mì, lúa mạch hay lúa mạch đen. Yến mạch nếu được dán nhãn không chứa gluten (gluten – free) sẽ đảm bảo không chứa thành phần khác. 

Một số bệnh nhân mắc bệnh celiac vẫn không thể dung nạp yến mạch ngay cả khi sản phẩm không hề chứa gluten. Vì thế, tốt nhất bạn nên loại bỏ yến mạch khỏi thực đơn.

4.3. Những loại thực phẩm chế biến thường chứa gluten

Lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen còn được biết đến là những thành phần được sử dụng nhiều để tạo ra các sản phẩm khác.

Trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào bạn nên đọc kỹ những thành phần được liệt kê trên nhãn.  Một số thực phẩm bạn nên tránh như:

  • Các loại bia.
  • Bánh mì.
  • Lúa mì bulgur.
  • Các loại bánh ngọt.
  • Các loại kẹo.
  • Ngũ cốc tổng hợp.
  • Bánh thánh (communion wafer).
  • Các loại bánh quy, bánh mặn.
  • Bánh nướng crouton.
  • Khoai tây chiên.
  • Các loại nước xốt.
  • Các loại thịt, hải sản chay
  • Mạch nha và các sản phẩm được làm từ mạch nha.
  • Bánh mì không men (matzo).
  • Pasta.
  • Xúc xích
  • Các loại sốt cho salad.
  • Các loại đồ ăn vặt hỗn hợp.
  • Các loại súp, nước dùng.

Gợi ý một vài ý tưởng cho các bạn về các bữa ăn nhẹ không chứa gluten:

  • Trái cây
  • Quả hạch
  • Sữa chua
  • Bánh gạo
  • Cà rốt 
  • Trứng luộc,…

Việc thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn không có gluten là điều quan trọng đối với các bệnh nhân mắc bệnh Celiac. Cùng với chế độ ăn này thì việc sử dụng các sản phẩm healthy như bio, thuần chay,.. cũng là điều được khuyến cáo đối với tất cả mọi người. Nếu bạn đang tìm kiếm những mặt hàng tốt cho sức khỏe thì hãy nhanh tay liên hệ ngay với Bateka Vietnam để được tư vấn và hỗ trợ.

Bài trướcNguy cơ sinh non cao đối với thai phụ bị nhiễm SARS-CoV-2 trong 3 tháng cuối
Bài tiếp theoNhững sản phẩm nhựa dùng một lần đang dần “khai tử” tại Séc!