Trang chủ Đời sống Sự ra đi của công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn...

Sự ra đi của công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn ở tuổi 101

Quảng cáo

Bà Công tằng tôn nữ Tôn Nữ Trí Huệ, nghệ nhân cung đình cuối cùng giữ được kỹ thuật may gối trái dựa của triều Nguyễn qua đời ở tuổi 101 lúc 21h35 ngày 24/3 tại xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà.

Bà Công Tôn Nữ Trí Huệ (1922 – 2023) là một trong những người hiếm hoi còn giữ được nghề may gối trái dựa – một loại gối cho quý các vua chúa, quan lại triều Nguyễn dùng để kê tay khi ngồi thưởng trà, ngâm thơ hay đàm đạo chính sự trong Đại nội Hoàng cung Huế.

Quảng cáo
Cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ, người cuối cùng còn giữ nghề làm gối trái dựa cung đình.

Bà Tôn Nữ Trí Huệ, người địa phương gọi thân mật là “mệ Huệ”, pháp danh Nguyên Hương, là cháu nội của Hoài Đức Quận Công Nguyễn Phúc Miên Lâm (con trai thứ 57 của vua Minh Mạng). Với xuất thân từ dòng dõi Hoàng tộc, bà được vào cung học nghề may vá thêu thùa và chính tay may gối cho vua Bảo Đại và Đức Từ Cung (Hoàng Thái hậu Từ Cung). Những chiếc gối do mệ Trí Huệ làm ra rất được lòng vua, và không ít lần được vua đặt làm quà cho những người bạn Pháp của mình.

Từ năm 17 tuổi, mệ Huệ đã vào cung học may vá.

Gối trái dựa là một loại đồ dùng được sử dụng trong cung đình. Để may được một chiếc gối trái dựa hoàn hảo, người thợ phải tỉ mẩn và khéo léo chú trọng đến từng tiểu tiết nhỏ như kích thước, lượng bông nhồi vào gối, màu sắc và hoa văn phối sao cho hài hòa.

Cận cảnh những chiếc gối trái dựa thường dùng cho vua chúa, quan chức thời xưa.

Thông thường, gối trái dựa của vua dùng thường đủ 5 lá, có màu vàng được tỉ mẩn thêu rồng, tượng trưng cho uy quyền. Gối của Hoàng Thái hậu và các quan phải đủ 4 lá, được thêu phụng, thủy ba… và tùy theo ghế tựa có thể chọn những màu sắc và hoa văn khác nhau cho phù hợp.

Hoàn thành một chiếc gối trái dựa mất rất nhiều thời gian và phải đảm bảo sự hoàn mỹ đến từng đường kim mũi chỉ trong từ công đoạn.

Mệ Huệ từng may gối cho vua Bảo Đại.

Lúc sinh thời, Mệ Huệ từng bày tỏ tâm nguyện truyền nghề nối nghiệp làm gối trái dựa cho thế hệ sau. Theo chia sẻ, bà nhận học trò đầu tiên là con dâu – chị Lê Thị Liền và sau đó là cháu gái. Với mệ Huệ, gối trái dựa không đơn thuần chỉ là vật phẩm mà còn mang trong mình giá trị tinh hoa của thời đại xa xưa.

Bài trướcNhững điều cần biết về việc thu hồi thuốc nhỏ mắt chứa vi khuẩn gây  tử vong và mất thị lực
Bài tiếp theoLuật cấm bán xe ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel kể từ năm 2035 đã được thông qua bởi  Liên minh Châu Âu (EU).