Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala đã gặp thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki vào tối thứ Ba nhằm thực hiện thảo luận về tương lai của an ninh năng lượng tại Trung Âu.
Karpacz, Ba Lan, ngày 6 tháng 9, giữa Cộng hòa Séc và Ba Lan đã tái hợp tác về đường ống dẫn khí đốt Stork II, cả hai nước đều thể hiện sự ủng hộ đối với dự án.
Việc phát triển đường ống Stork II được dẫn từ biên giới Séc đến Świnoujście ở Ba Lan cho phép đa dạng hóa hơn nữa việc cung cấp khí đốt tự nhiên tại châu Âu. Đồng thời giúp giảm sự phụ thuộc khí đốt của Nga. Chính quyền của cựu Thủ tướng Andrej Babiš đã ngừng kế hoạch do EU hậu thuẫn vào năm 2018.
Cả 2 thủ tướng Séc và Ba Lan đã đồng ý rằng việc hoàn thành Stork II là một giải pháp trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng như hiện nay, cũng như đảm bảo cho an ninh năng lượng tổng thể của Trung Âu.
“Chúng tôi nhất trí rằng cần phải tìm ra một giải pháp của châu Âu, cần phải can thiệp vào giá năng lượng để chúng có thể chấp nhận được đối với người dân và doanh nghiệp,” ông Fiala nói và cho biết thêm cơ cấu giá năng lượng hiện tại cần phải có sự thay đổi.
“Có nhiều biến thể hơn có thể được áp dụng. Chúng ta chắc chắn phải nói về một số hình thức trần giá”, ông cũng tin rằng cuộc họp sắp tới của các nhà lãnh đạo ngành năng lượng từ các nước thành viên EU có thể đưa ra giải pháp tốt nhất.
Thủ tướng xem dự án đặc biệt quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai của Cộng hoà Séc.
Đường ống Stork II sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga bằng cách kết nối các bể chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Świnoujście và đảo Krk của Croatia. Phần đầu tiên, Stork I, kết nối Ba Lan và Séc vào năm 2011, nhưng chỉ cho phép dòng khí từ Séc đến Ba Lan, không theo hướng khác.
Kế hoạch kết nối các hệ thống khí đốt của Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia lần đầu tiên xuất hiện trong nhiệm kỳ chủ tịch EU của Séc vào năm 2009.
“Nếu chính phủ trước đây đã làm việc trên đường ống Stork II, tình hình hiện tại của chúng tôi sẽ khác. Slovakia gần đây đã mở đường kết nối với Ba Lan và chúng tôi mới chỉ ở bước đầu”, thủ tướng Fiala cho biết thêm.
Babiš trước đó đã bác bỏ những lời chỉ trích của Fiala và cho rằng dự án không thể khởi động bởi thiếu đi sự quan tâm từ phía Ba Lan. Vào tháng 7, Thủ tướng Séc Fiala cho biết Czechia đang có kế hoạch kết nối trực tiếp với đường ống dẫn khí đốt từ Ba Lan.
Theo expats