Trong cuộc phỏng vấn của Lan Anh với Đại sứ Hồ Minh Tuấn – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại CH Séc đã có sự đánh giá về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hoà Séc trong suốt 70 năm qua.
Trong những năm gần đây các chuyến thăm của các quan chức cao cấp đến từ hai nước thể hiện tình hữu nghị ngày càng gắn chắc. Thể hiện qua từ VIệt nam đã có Chủ tịch nước Nguyễn Tấn Sang (2015), ), Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân ( 2017); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (4/2019). Và ngược lại đã có các chuyến thăm và làm việc từ phía Cộng hoà Séc như Tổng thống Milos Zeman ( 2017 ), Chủ tịch Thượng Viện Séc Milan Stech ( 2015 ), Phó chủ tịch Hạ Viện Séc Filip Voijtec ( trong các năm 2016, 2018, 2019 ), Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Séc Jan Hamacek ( tháng 9/2019 ). Đặc biệt là trong năm 2020 này tròn 70 năm thiết lập ngoại giao VIệt – Séc, trong thời gian qua cả hai nước cùng nhau phát triển ở đa lĩnh vực như chính trị ngoại giao, Kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa , giáo dục đào tạo.
Đặc biệt là thương mai khi trong 2014 đến 2018 thương mại song phương đã tăng 68,47%, từ mức 697 triệu USD năm 2014 lên 1,2 tỷ USD năm 2019. Nếu tính theo giai đoạn 7 năm thì kim ngạch năm 2019 đã tăng hơn hai lần kim ngạch năm 2013 (547 triệu USD). Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 36 trong số hơn 200 đối tác của Séc năm 2019) là nước xuất khẩu lớn thứ 28 vào Séc, chiếm 0,56% tổng nhập khẩu của Séc. Triển vọng hãng hàng không Bamboo Airways mở đường bay thẳng nối Việt Nam với Séc cũng rất được mong đợi, không chỉ bởi cộng đồng người Việt mà bởi cả chính quyền sở tại. Cũng như việc cải thiện trong vấn đề cấp thị thực nhập cảnh vào Séc cho công dân Việt Nam sẽ là những cú hích góp phần thúc đẩy du lịch và phát triển thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Hiện nay EU nói chung, trong đó có Séc đều chủ trương thúc đẩy chủ nghĩa thương mại đa phương. Trong bối cảnh nền kinh tế Séc chịu tác động tiêu cực của sự suy giảm của kinh tế của EU nhất là do tác động của vấn đề Brexit và cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Séc chủ trương tăng cường quan hệ với các nước châu Á để tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, Việt Nam là thị trường tiềm năng với dân số hơn 96 triệu và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với nhiều thành tích phát triển mạnh mẽ, bền vững, ấn tượng trên nhiều lĩnh vực trong công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua. Đáng chú ý, Séc là một trong những nước EU có nền tảng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nhất là trong lĩnh vực sản xuất ô tô, công nghệ nano, công nghệ khai khoáng, công nghệ chế biến thực phẩm, sản xuất bia , Công nghiệp Quốc phòng, an ninh mạng… Đây cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam và Séc thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới. Khi EVFTA được phê chuẩn và có hiệu lực, nó sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có đối với doanh nghiệp và người dân của khu vực EU ( trong đó có Séc ) lẫn Việt Nam.
Với Séc: Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường hơn 96 triệu người tiêu dùng, tăng đầu tư, tạo thêm việc làm, thúc đẩy thương mại với một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á ( một cửa ngõ vào khu vực với hơn nửa tỷ dân và đang phát triển năng động ); EVFTA cũng sẽ giúp tăng thu nhập quốc dân của EU nói chung trong dài hạn với mức tăng có thể lên tới hàng chục tỷ Euro.
- Về thương mại Việt Nam nhập khẩu từ EU các mặt hàng máy móc, thiết bị, tân dược, hóa chất, phương tiện vận tải…. Ở chiều ngược lại, các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU nói chung, Séc nói riêng là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, thuỷ sản, hàng tiêu dùng công nghiệp
- Xuất khẩu của Séc vào VN, Việt Nam sẽ xóa bỏ 65% thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu từ EU ( trong đó có Séc ). Các dòng thuế còn lại sẽ được giỡ bỏ dần trong thời gian 10 năm tới; 99% thuế quan đánh vào hàng hóa giao thương giữa hai phía sẽ được xóa bỏ. Thuế suất 0% sẽ được áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu mà EU có thế mạnh như ô tô ( mức hiện nay là 78 % ), máy móc-thiết bị, rượu bia, dược phẩm, nông sản ôn đới… EVFTA còn có những điều khoản giải quyết các hàng rào phi thuế quan đang tồn tại trong ngành ô tô, cũng như bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 169 sản phẩm thực phẩm và đồ uống của châu Âu tại Việt Nam. Dự tính xuất khẩu của EU vào VN trong những năm tới sẽ tăng 35-40 %.
- Về xuất khẩu của VN sang EU trong đó có Séc: ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế
- Ngoài ra, với thế mạnh đặc thù của mình, các doanh nghiệp Séc có thể nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường thị trường Việt Nam trong các lĩnh : Giao thông và công nghiệp phụ trợ, sản xuất ô tô và phụ tùng, toa xe lửa điện, bia rượu, An ninh mạng, công nghiệp quốc phòng…
Năm 2013, Chính phủ Séc đã công nhận người Séc gốc Việt là một trong 14 cộng đồng dân tộc thiểu số, Ngài đại sứ có đánh giá thế nào về cộng đồng này trong quan hệ Séc-Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam tại CH Séc chủ yếu kinh doanh, buôn bán quy mô nhỏ và vừa, một số làm việc cho các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh của CH Séc. Đại đa số cộng đồng người Việt tại CH Séc tuân thủ tốt pháp luật sở tại, chăm chỉ làm ăn, có cuộc sống và thu nhập ổn định. Có thể kể đến sự thành công trong kinh doanh của thương hiệu Sportisimo, Tamda foods, hệ thống siêu thị mini Potraviny. Thế hệ trẻ trong cộng đồng, sinh ra, lớn lên được thừa hưởng nền giáo dục và những điều kiện tốt của Séc, có khả năng hội nhập tốt hơn, trong số này bắt đầu xuất hiện những người có trình độ chuyên môn cao, tham gia vào các cơ sở nghiên cứu khoa học, bệnh viện, bộ máy nhà nước của CH Séc
Mặc dù mức độ quan hệ giữa hai bên trên một số mặt chưa tương xứng với quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, tiềm năng của hai nước, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chúng ta có thể thấy những điểm sáng, trong đó quan hệ thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng kể là một minh chứng.