Ngày 16/9 hằng năm là ngày Quốc tế bảo vệ tầng ôzôn. Đây là dịp để mỗi chúng ta nâng cao nhận thức về vấn đề suy giảm tầng ôzôn. Từ đó, kêu gọi mọi người hành động, chung tay vì trái đất này!
Nguồn gốc của ngày Quốc tế Bảo vệ tầng Ozon
Tháng 10/1985, các nhà khoa học Anh đã phát hiện 1 lỗ thủng tầng khí Ozon trên không trung Nam Cực. Lỗ thủng này lớn đến nỗi bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức phát hiện tầng khí Ozon ở vùng trời Bắc Cực đang bị mỏng dần, điều này có nghĩa là tầng Ozon ở Bắc Cực cũng sẽ bị thủng.
Các lỗ hổng này gây ra bởi các khí làm suy giảm tầng Ozon dùng trong bình xịt và hệ thống làm mát như tủ lạnh, máy điều hòa không khí,…
Tầng Ozon xuất hiện lỗ thủng đã gia tăng cường độ tia cực tím đến bề mặt Trái Đất, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Từ đó làm tăng tỷ lệ ung thư da, đục thủy tinh thể, gây hại cho hệ sinh thái đang sinh sống trên Trái Đất.
Nhận thức được sự nguy hại này, các quốc gia trên thế giới đã đồng ý thông qua công ước Vienna về Bảo vệ tầng ôzon vào năm 1985. Tiếp đến là Nghị định thư Montreal về vấn đề Loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon ngày 16/9/1987.
Nghị định thư Montreal cụ thể hóa các cam kết về bảo vệ tầng Ozon được các quốc gia đồng ý trong Công ước Vienna thông qua việc kiểm soát, loại trừ các chất làm suy giảm tầng Ozon (ODS). Nghị định thư Montreal là một trong những thoả thuận về môi trường thành công nhất tính đến thời điểm này.
Năm 1994, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 16/9, ngày ký kết Nghị định thư Montreal nhằm kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ozon.
Ý nghĩa lớn lao của ngày Quốc tế Bảo vệ tầng Ozon
Tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng, vì thế mà tầng Ozon đang bị đe dọa trước nguy cơ bị thủng. Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ôzôn nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết, nhận thức, cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ tầng Ozon.
Sự sống của con người sẽ bị thiêu dịu nếu như không có tầng Ozon. Cả thế giới đang trong giai đoạn cùng nhau khôi phục tầng Ozone, cùng nhau bảo sự sống trên hành tinh này.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như tầng ozon bị thủng?
- Gây ra các biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, các thiên tai ngày một nhiều với cường độ mạnh hơn
- Số lượng các bệnh nhân mắc bệnh về ung thư, nhiều dịch bệnh khác cũng tăng lên.
- Thủng tầng Ozon làm mất cân bằng hệ sinh thái môi trường, huỷ hoại sinh vật nhỏ, làm ảnh hưởng tới sinh vật biển.
- Tầng ozon suy giảm làm tăng lượng bức xạ tia tử ngoại UV đến mặt đất. gia tăng các phản ứng hóa học, gây hại đến thực vật và giảm năng suất cây trồng.
- Các hiện tượng như cháy rừng nhiều hơn, băng tan ở 2 cực, nước biển dâng cao, tăng diện tích đất ngập mặn,.. ảnh hưởng nặng nề tới hệ sinh thái ven biển.
Làm gì để bảo vệ tầng Ozon?
Để bảo vệ trái đất xanh, mỗi cá nhân cần phải thực hiện những điều sau đây:
- Bảo vệ bản thân tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Che chắn da cẩn thận trước khi đi ra ngoài nắng.
- Hạn chế các hoạt động xả khí thải vào môi trường.
- Tiết kiệm năng lượng khi không sử dụng mọi lúc, mọi nơi
- Nếu có thể hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, hạn chế dùng điện.
- Nên dùng phương tiện giao thông công cộng thay vì đi xe máy hay taxi.
- Khi mua các sản phẩm gia dụng, chú ý nên mua các sản phẩm trên nhãn viết “không có CFC”.
- Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không nên phun sơn.
- Hạn chế sử dụng các bao bì bằng nhựa xốp và tận dụng chúng nhiều lần.
Không chỉ riêng ngày Quốc tế Bảo vệ tầng Ozon, mà chúng ta cần luôn ý thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ Trái đất, môi trường sống của mình.
Hiện có rất nhiều đơn vị, tổ chức trên thế giới đang hoạt động tích cực vì môi trường. Trong đó, Vì Trái Đất chung tay là một trong những dự án ý nghĩa dành cho cộng đồng. Hãy chung tay góp sức để cùng nhau bảo vệ tầng Ozon, bảo vệ trái đất, bảo vệ sự sống của chúng ta!