Trang chủ Đời sống Hồi ký Becoming Chất Michelle

Hồi ký Becoming Chất Michelle

Quảng cáo

Tôi vẫn còn nhớ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường, trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ngài Obama năm 2008. Mặc dù không phải là người thích và theo dõi giới chính trị, nhưng tôi cũng dần bị cuốn theo những câu chuyện của các bạn cùng lớp khi họ bàn luận sôi nổi không chỉ trong lớp học, ngoài hành lang, nhà ăn, phòng thay đồ mà trên khắp các mặt báo đều có hình ảnh một người đàn ông da màu có nụ cười tỏa nắng đang tranh cử chiếc ghế cao nhất trong Nhà Trắng.

Tôi thực sự bị ấn tượng và cũng hồi hộp theo dõi từng con số đuổi nhau sát sao cho đến ngày, khi cái tên Barak Obama được xướng lên cho vị trí tổng thống tiếp theo của nước cờ hoa, nhiệm kỳ lần thứ 44, ông cũng là tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử các đời tổng thống của Mỹ.

Quảng cáo

Tất nhiên, tôi bắt đầu tò mò mọi thứ về ông, nhất là người vợ đã sát cánh cùng ông trong những tháng ngày tranh cử khốc liệt nhất. Đây cũng là một cách tôi nhìn nhận một nhân vật nào đó – quan sát người gần với họ nhất.

Khi Michelle Obama ra cuốn sách hồi ký của bà, tôi vừa háo hức nhưng cũng chần chừ. Háo hức vì bà là phu nhân của tổng thống da màu đầu tiên nhưng chần chừ vì biết chủ đề sẽ xoay quanh chính trị. Nhưng lối kể chuyện nhẹ nhàng và nữ tính đã khiến cuốn hồi ký không còn khô khan như tôi từng nghĩ.

Ở những trang đầu tiên, cuốn sách đưa bạn về thời thơ ấu của Michelle, thế giới của bà thu nhỏ lại tại vùng South Side ở Chicago, nơi bà và gia đình sống trong một căn hộ nhỏ. Dòng đời nhanh chóng đưa cô đến những vùng đất xa hơn, nơi cô lần đầu tiên được trải nghiệm làm nữ sinh da đen duy nhất trong lớp ở trường đại học.

Sau đó, với sự nỗ lực của bản thân, cô đã trở thành một luật sư tài năng và một buổi sáng đẹp trời tại văn phòng, cô gặp Barack Obama, người làm xáo trộn mọi kế hoạch cô cẩn thận chuẩn bị cho mình từ ban đầu.
Cuốn sách không chỉ cho tôi cái nhìn sâu hơn về tác giả, mà còn cho tôi biết thêm nhiều điều về Obama, khi ông đã rất cố gắng để cân bằng giữa công việc và gia đình. Ông đã chọn ở bên con gái lúc bé bị sốt rất cao chứ không phải cuộc họp, nơi ông có 1 phiếu bầu quan trọng, mặc dù quyết định đó, vào thời điểm đó rất khó khăn.

Có những khoảnh khắc tôi nhìn thấy trong bà chỉ đơn giản là một bà mẹ, khi hạnh phúc đón những đứa con của mình chào đời, cố gắng lo chu toàn cho chúng tốt nhất trong khả năng của mình trong lúc sự nghiệp của chồng bà đang trên đà phát triển và sự có mặt của ông lúc ở nhà là một điều khá hiếm hoi mặc dù ông không muốn vậy. Cũng có những thời điểm trở nên rất áp lực cho bà khi phải đảm đương nhiều vai trò cùng một lúc, nhưng nhiệm vụ làm mẹ luôn được bà ưu tiên lên hàng đầu.

Một phần thú vị bên cạnh câu chuyện tranh cử ở nửa đầu quyển sách, đó là cuộc sống của gia đình Obama trong Nhà Trắng, khi sự xa hoa, trang trọng được đánh đổi bởi sự bất tiện khi không gian riêng tư của họ bị hạn chế, hay những mối nguy hiểm có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Bà luôn chấn an mình rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi khi nhìn thấy con gái mình phải đi học bằng chiếc xe bọc thép.

Có một điểm nhấn quan trọng trong cuốn sách này tôi cảm nhận được rất rõ thông điệp của tác giả muốn gửi đến mọi người, nhất là các bạn nữ, đó là tầm quan trọng của giáo dục.
Giáo dục ở đây không chỉ đơn giản là cải thiện về vật chất, mà còn là sự tiến bộ của cách nhìn nhận sự việc, đánh giá cuộc sống, về lòng nhân ái, về mối quan hệ giữa người vời người. Trong 8 năm nhiệm kỳ của mình, cô luôn nhấn mạnh về tầm quan trọng của giáo dục cho các bé gái.
Tác giả đã dũng cảm kể lại câu chuyện của cuộc đời mình một cách chân thành và bà khiến chúng ta đối diện với câu hỏi lớn của đời mình:
Chúng ta là ai và chúng ta muốn trở thành ai?

Bài trướcTại sao nên đọc sách mỗi ngày
Bài tiếp theoCác cột mốc di cư của người Việt Nam đến Tiệp Khắc cũ