Trang chủ Đời sống Bác sĩ Ngô Việt Dũng chia sẻ thông tin về dịch bệnh...

Bác sĩ Ngô Việt Dũng chia sẻ thông tin về dịch bệnh Covid-19

Quảng cáo

“Chúng tôi vẫn ổn” sẽ mang tới những câu chuyện của người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Họ có thể là những người Việt đang bị nhiễm bệnh COVID-19, là bác sĩ, là các du học sinh, hay là những người Việt bình thường ở khắp nơi trên thế giới, nhưng tất cả đều đang cùng nhau vượt qua cơn bão của đại dịch này.

Trong số đầu tiên của “Chúng tôi vẫn ổn”, chương trình sẽ đưa tới những câu chuyện đặc biệt,mà có thể bạn chưa từng được biết đến.

Quảng cáo

Chuyên mục “Chúng tôi vẫn ổn” được chiếu trên kênh VTV1, 7h30 sáng chủ nhật hàng tuần.

CHÚNG TÔI VẪN ỔN

“Chúng tôi vẫn ổn” sẽ mang tới những câu chuyện của người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Họ có thể là những người Việt đang bị nhiễm bệnh COVID-19, là bác sĩ, là các du học sinh, hay là những người Việt bình thường ở khắp nơi trên thế giới, nhưng tất cả đều đang cùng nhau vượt qua cơn bão của đại dịch này. Trong số đầu tiên của “Chúng tôi vẫn ổn”, chương trình sẽ đưa tới những câu chuyện đặc biệt,mà có thể bạn chưa từng được biết đến.Chuyên mục “Chúng tôi vẫn ổn” được chiếu trên kênh VTV1, 7h30 sáng chủ nhật hàng tuần.

Geplaatst door VTV4 – CH Séc op Zondag 12 april 2020

Nhóm “Làm Cha Mẹ CZ” livestream nói chuyện với bác sĩ Ngô Việt Dũng về các vấn đề liên quan tới Covid-19 ở thời điểm hiện tại.

Nói chuyện với bác sĩ Ngô Việt Dũng về các vấn đề liên quan tới Covid-19 ở thời điểm hiện tại.Link bài viết của bác sĩ: https://www.facebook.com/dung.viet.77/posts/2838540272894900

Geplaatst door Vương Thuý An op Zaterdag 11 april 2020

Trên Facebook của bác sĩ Ngô Việt Dũng cập nhật thông tin dịch Covid 19 tại Cộng hòa Séc

“Dưới đây mình cũng xin giải thích một số vấn đề luôn.

Triệu chứng

Triệu chứng mắc bệnh covid 19 rất đa dạng từ không có dấu hiệu gì đến sốt, khó thở, ho khan rồi suy hô hấp cấp tính.
Các triệu chứng là sốt trên 37,5 độ, đau họng, ho khan, khó thở, mất khứu giác và vị giác, đau đầu và mệt mỏi, suy nhược.
Nếu bạn có những dấu hiệu nêu trên thì hãy liên hệ với bs đa khoa của mình, vào những ngày nghỉ thì liên lạc phòng khám cấp cứu ở nơi sinh sống, hoặc Sở dịch tễ.
Mọi người nên biết tên bs khu vực của mình để tiện giao dịch với các cơ quan khác.
Nếu những nơi trên không liên hệ được thì có thể gọi số 1212 bấm số 9 để được tư vấn và hỗ trợ trong tiếng việt.

  • Trường hợp khó thở, tái tím, đau ngực hoặc kiệt sức, không ăn uống được có thể gọi cấp cứu theo số 155.
  • Nếu như bạn đã liên lạc đc với bs của mình thì họ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe của bạn và dựa trên các thông tin sẽ chỉ định bước tiếp theo. Các bạn có thể tìm hiểu thêm trong phác đồ xét nghiệm trong hình ảnh. 👇
  • Khi bs nghi ngờ là bạn có thể nhiễm covid thì họ sẽ cho bạn đi xét nghiệm. Bs sẽ viết giấy giới thiệu đi xét nghiệm và gửi cho bạn qua email hoặc điện thoại.
  • Nếu như bệnh nhân không phải là người già trên 65 tuổi hoặc người mắc bệnh lý nền thì chắc bs sẽ không chỉ định nhập viện.
  • Nếu như bệnh nhân không bị khó thở thì nhập viện cũng không cần thiết.
  • Nếu trường hợp của bạn chỉ dạng nhẹ bs sẽ cho bạn chữa bệnh ở nhà. Các bạn có thể tham khảo dưới đây cách điều trị ở nhà. 👇

Xét nghiệm

Sau khi nhận được giấy giới thiệu bạn có thể tìm đến những nơi lấy mẫu phẩm. Danh sách các nơi xét nghiệm.

Vào ngày xét nghiệm không nên đánh răng hoặc súc miệng để kết quả được chính xác. Không đi đến nơi lấy mẫu bằng phương tiện công cộng hoặc taxi. Nếu đi xe thì đi một mình hoặc cùng một người nữa. Phải đeo khẩu trang, găng tay. (Lái xe khi đi với người nghi là nhiễm không nên bật điều hòa. Bởi vì có khả năng điều hòa trong xe có thể làm tăng hàm lượng virus. Đấy cũng là lý do tại sao người tài xế taxi ở Praha là người bị hàm lượng virus lớn nhất và bệnh cũng nặng.Tất nhiên là đeo khẩu trang và găng tay thì nguy cơ sẽ giảm.)”

❗️Cập nhập thông tin dịch Covid 19 tại CH Séc❗️Tiện thể mình cũng xin chia sẻ phác đồ xét nghiệm, cách thức cách ly và…

Geplaatst door Dung Viet op Donderdag 9 april 2020

Điều trị ở nhà – Điều trị theo triệu chứng

  • Nếu sốt trên 38 độ hoặc đau đầu uống thuốc chữa Paracetamol như là Paralen, Paramax, Coldrex, Tylenol. Thuốc có thế dùng 1 ngày 3 lần mỗi lần 1 viên cách nhau 8 tiếng. Có thể kết hợp với thuốc hạ sốt chữa Metamizol như là Novalgin. Thuốc này có thế dùng 1 ngày 3 lần mỗi lần 1 viên cách nhau 8 tiếng. Theo WHO thuốc Ibuprofen (Ibalgin cũng an toàn và có thể dùng được để hạ sốt 1 ngày 2 lần)
  • Ho khan. Thuốc như Stoptussin, Sinecod, Levopront 1 ngày 3 lần cách nhau 6 tiếng. Nếu không đỡ bs của bạn có thể kê đơn thuốc nặng hơn như là Codein hoặc Prothazin
  • Ho có đờm. Thuốc tan đờm như là Erdomed, Ambroxol, ACC. Dùng 2 lần một ngày buổi sáng và buổi trưa.
  • Khó thở. Thường xuyên mở cửa sổ để không khí lưu thông. Có thể đi ra ban công hoặc vườn. Bs đa khoa có thế kê đơn thuốc hít Ventolin để dễ thở. Hít 2 lần mỗi khi khó thở.
  • Đau cơ bắp. Có thể dùng được thuốc giảm đau như Paralen, Novalgin hoặc Ibalgin. Ngoài ra còn có thể bổ sung Ma-giê – các thuốc như là Magne B6, Magnosolv
  • Nếu như bs có nghi ngờ là bạn còn bị nhiễm vi khuẩn bs sẽ kê kháng sinh để dùng. Thông thường là Amoxicilin 1g một ngày 3 lần cách 8 tiếng hoặc Clarithromycin 500mg một ngày 2 lần cách 12 tiếng dùng trong một tuần.
  • Bổ sung thêm vitamin C, có thể dùng tới 2000mg/ngày, vitamin D 600 IU/ ngày, vitamin B tổng hợp 1 viên 1 ngày
  • Ngoài ra nên hít thở sâu 30 phút /ngày, để vệ sinh đường hô hấp, giúp đờm dễ tan ra, thường xuyên súc miệng
  • ăn uống đầy đủ chất, uống nước 2 lít /ngày, nếu sốt thì phải uống thêm, bổ sung cả chất khoáng, bởi toát mồ hôi sẽ mất rất nhiều các chất điện giải gây ra mệt mỏi – bổ sung bằng nước khoáng hoặc các loại súp
  • vận động một chút – đi lại trong nhà, hít thở
  • Thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang nếu sinh sống chung cùng người khác.
Bài trướcBạn đang trông chờ giá bất động sản sẽ giảm? Đừng mong đợi vô ích!
Bài tiếp theoLịch mở hàng quán ở Séc