Có 2 sự kiện gắn liền với ngày này, hãy cùng Báo Việt hồi tưởng lại một phần của lịch sử quê hương thứ 2 của chúng ta nhé!
Sự kiện thứ nhất – sau tang lễ của Jan Opletal, ngày 17.11.1939 các trường đại học tại Tiệp Khắc đã bị Hitler đóng cửa.
Jan Opletal – sinh viên trường y khoa đại học UK, anh đã hy sinh trong cuộc biểu tình chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã ở Tiệp Khắc thời bấy giờ. Jan Opletal được xem như một biểu tượng khi đã dũng cảm chống lại chủ nghĩa xã hội. Anh đã bị bắn và hy sinh sau 14 ngày chiến đấu với tử thần. Sau đó 1 loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra khiến Hitler nổi giận và đóng cửa các trường đại học ở Séc trong 3 năm.
Để đối phó với các cuộc biểu tình ngày 28 tháng 10 và bạo loạn liên quan đến đám tang của sinh viên Jan Opletal, vào đêm 16 – 17 tháng 11, lực lượng an ninh Đức Quốc xã đã đột kích vào Praha, Brno và Příbram với mục đích bắt giữ các thủ lĩnh của các tổ chức sinh viên và giam giữ các sinh viên khác. Chín đại diện của các thủ lĩnh sinh viên đã bị hành quyết mà không cần xét xử trong doanh trại Ruzyně. Tổng cộng 1.200 học sinh bị bắt sau đó được chuyển đến trại tập trung Sachsenhausen-Oranienburg, hầu hết được thả vào cuối năm 1942, số còn lại vào tháng 1 năm 1943. Trong số này, 1.200 học sinh đã không qua khỏi.
Năm 1941 tại London, tổ chức sinh viên thế giới quyết định chọn ngày 17.11 là ngày Quốc Tế Sinh Viên (đây là ngày lễ quốc tế duy nhất bắt nguồn từ Séc)
Sự kiện thứ hai diễn ra vào ngày 17 tháng 11 năm 1989, khi lễ kỷ niệm 50 năm sự đàn áp của Đức Quốc xã đã trở thành một cuộc biểu tình chống lại chế độ cộng sản.
Vào thứ Sáu, ngày 17 tháng 11, các sinh viên từ các trường đại học ở Praha đã gặp nhau tại Albertov, sau đó di chuyển đến quảng trường con ngựa.
Với khẩu hiệu:
Kdy – když ne ted´
Kdo – když ne my
Tạm dịch:
Bao giờ – nếu không phải bây giờ
Ai – nếu không phải chúng tôi
Khi phía trước cuộc biểu tình bị chặn lại bởi những lực lượng an ninh, người tham gia ngồi trên mặt đất trước mặt cảnh sát chống bạo động. Các cô gái bắt đầu cắm hoa một cách ngẫu hứng sau tấm khiên của các thành viên của trung đoàn an ninh.
Có nguồn tin nói rằng đám đông lên đến 50.000 người. Cuộc biểu tình làm dấy lên khởi đầu của cuộc cách mạng Nhung và những sự kiện diễn ra sau đó đã dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc.
Cách mạng Nhung là thuật ngữ được nghĩ ra bởi các nhà báo (Sametová revoluce) để chỉ cuộc cách mang ôn hòa, không bạo lực và dựa trên đối thoại hòa bình. Một trong những nhân vật nổi bật trong suốt cuộc cách mạng Nhung lúc bấy giờ chính là tổng thống đầu tiên của nước Cộng Hòa Séc – Václav Havel.