Vyšší Brod – Thành phố ở vùng Lipno trong năm ngoái đã tìm kiếm một hình thức lý tưởng của quan hệ giữa người Séc và người Việt Nam, cộng đồng châu Á chiếm khoảng 12% dân số địa phương. Trong thành phố, nơi được biết đến với tu viện dòng Cistercian và là trung tâm chèo thuyền trong mùa hè, một ủy ban hội nhập người nước ngoài đã được thành lập.
Ở thành phố biên giới, theo xác định vào năm ngoái của ủy ban mới thành lập thì chính thức có 18% người nước ngoài, những vấn đề nhỏ mà phát sinh ở đây trong tiếp xúc với đa số người Séc trong nhiều năm hiện đang được giải quyết. “Tốt hơn là giải quyết mọi thứ trong giai đoạn trứng nước. Đây không phải là nỗ lực đầu tiên để giải quyết một cái gì đó, nhưng nó thực sự là đề xuất đầu tiên của một giải pháp có hệ thống. Vấn đề đã được nói đến trong nhiều năm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có gì được giải quyết một cách toàn diện như vậy,” ông Jan Straka, phó thị trưởng, thành viên của ủy ban nói. Ông nói rằng các hoạt động của ủy ban mang tính phòng ngừa.
“Có những phàn nàn về hành vi của người Việt Nam, như làm xáo trộn yên tĩnh vào ban đêm, phân loại rác thải, đậu xe kém, … Chúng tôi cũng biết rằng người Việt Nam, ngược lại, đã nghe thấy những lời chửi thề hoặc chế giễu trên đường phố,” phó thị trưởng tổng kết.
“Mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn các vấn đề quan trọng hơn,” Chủ tịch ủy ban Jan Krotký nói thêm. Theo các ông Straka và Krotký, đó không phải là ở đây có xung đột mở, không có sự leo thang căng thẳng nào ở Vyšší Brod. “Người Séc cảm thấy rằng họ đang mất đất nước của mình, họ không có một vị trí đặc quyền trong thành phố của họ. Số lượng người Việt Nam đang phát triển và trở nên giàu có, điều mà người Séc không thể thích,” ông nói và nói thêm rằng: “Mặt khác, người Việt Nam cảm thấy người Séc không cư xử với mình như họ với nhâu.”
Trong năm đầu tiên hoạt động, ủy ban đã phát hiện ra rằng số lượng người nước ngoài ở Vyšší Brod đã tăng lên rất nhiều, chiếm 18% dân số vào năm 2019. Hầu hết những người nước ngoài này có quốc tịch Việt Nam – họ kiếm sống từ kinh doanh. Bán hàng hóa khác nhau, điều hành nhà hàng, thẩm mỹ viện và tiệm làm móng. Tuy nhiên, chủ yếu những nơi này được khách du lịch Áo ghé thăm, những nơi có vị trí thuận lợi về mặt địa lý của thành phố và, theo quan điểm của khách, giá dịch vụ và hàng hóa thấp. Nghịch lý thay, người Việt Nam, những người đã làm kinh doanh tại Vyšší Brod trong nhiều năm, hầu như không biết tiếng Séc.
“Bạn sẽ ngạc nhiên việc họ không cần tiếng Séc. Nếu cần, chỉ để đàm phán với chính quyền. Tôi biết một người Việt sống ở đây 7 năm và không biết bưu điện ở đâu. Anh ấy chỉ biết cách làm việc và nơi anh ấy sống,” cô Hana Bùi, 26 tuổi, người trong khuôn khổ dự án như là người kết nối giữa hai cộng đồng. Cô kiếm sống bằng nghề phiên dịch và dịch thuật. Cô sống ở Séc từ nhỏ, cô cũng tốt nghiệp trung học ở đây.
Theo cô, một số vấn đề quan trọng phát sinh chính xác là do người Việt Nam không nói được tiếng Séc. Những hiểu lầm gây căng thẳng do đó xuất hiện ở trường, tại nơi làm việc, nhưng đặc biệt là trong việc cùng chung sống. “Vấn đề cơ bản là 2 cộng đồng không được kết nối. Không có cầu nối nào, không có kênh liên lạc nào ở đây. Người Việt Nam thường không được thông báo, những tin đồn đang lan truyền trong cộng đồng mà không ai phản bác, họ không biết các quyền của mình, tuy nhiên cả nghĩa vụ của mình,” ông Jan Krotký tóm tắt.
Hana Bùi hiện đang kết nối hai cộng đồng. “Tôi giúp người Việt Nam giao tiếp mọi thứ họ cần tại các công sở, ở nơi bác sĩ. Tôi dịch. Khi có vấn đề, họ tìm đến tôi. Tôi là người giải thích cho người Việt từ phía thành phố và ủy ban những gì người Việt đang làm sai. Mặt khác, tôi nhận thấy người Séc đối xử với chúng tôi như thế nào và đôi khi điều đó không dễ chịu gì,” cô Hana nói.
Một mục tiêu quan trọng khác của các hoạt động của ủy ban là tạo ra một tài liệu thông tin về các quyền và nghĩa vụ của người Séc và cả người Việt Nam. Tập tài liệu sẽ được tạo bằng cả tiếng Séc và tiếng Việt. “Trong tài liệu nhỏ, chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải học ngôn ngữ và văn hóa Séc. Nhưng tôi nghĩ rằng cả người Séc cũng sẽ biết được một số điều mới lạ từ các tài liệu đã được chuẩn bị,” ông Jan Krotký nói.” Chúng tôi đã nhận thấy mối quan tâm lớn hơn đối với tiếng Séc của người Việt Nam,” Phó Thị trưởng Jan Straka nói thêm.
Tập tài liệu này sẽ có 7 chương, về ngôn ngữ và văn hóa Séc, chăm sóc sức khỏe, phân loại rác thải, v.v … Một phần quan trọng của dự án là tài khoản Facebook mới thành lập. Nó hoạt động trong cả hai ngôn ngữ và được sử dụng để có câu trả lời cho các câu hỏi khác nhau. “Điều rất quan trọng là trong thời gian virus corona, khi chúng tôi cung cấp thông tin về hoạt động của trường. Nếu không, người Việt sẽ khó xác định được chuyện gì đang xảy ra. Số lượng khuyến nghị tối đa của 2 người nước ngoài trong một lớp vượt quá nhiều lần gần như ở mọi nơi. Cha mẹ họ không hiểu tiếng Séc. Vào mùa thu, chúng tôi đang lên kế hoạch cho các buổi họp lớp đặc biệt dành cho các phụ huynh Việt Nam, chúng tôi sẽ dịch sang tiếng Việt với sự giúp đỡ của Hanka. Chúng tôi cũng đang lên kế hoạch một bài giảng cho đội ngũ giảng viên về sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Séc và về phong tục văn hóa Việt Nam. Chúng tôi muốn làm nhiều nhất giúp trường học địa phương ẽ nhẹ nhàng hơn, nơi chịu áp lực lớn nhất, và trong các đề xuất chúng tôi xuất phát từ các yêu cầu và điều kiện của họ, ” ông Krotký nói.
Trong thời gian khủng hoảng virus corona, cộng đồng người Việt đã làm việc tuyệt vời tại đây. Các chủ các thẩm mỹ viện đã tặng chất khử trùng cho tòa thị chính, kể cả khẩu trang dùng một lần mà lúc đó không có sẵn. Cuối cùng, họ cũng giúp rất nhiều cho việc may khẩu trang. “Tôi đã được một đại diện của cộng đồng người Việt tiếp cận trực tiếp yêu cầu giúp đỡ về việc may khẩu trang. Chúng tôi có máy móc, vải vóc và các vật liệu cần thiết khác,” người Việt Nam sau đó đã may khẩu trang cho tất cả cư dân ở trong một trong những nhà hàng đóng cửa. Thành phố trước tiên phân phát chúng cho công dân trên 65 tuổi và sau đó cho mọi người khác qua các hộp thư. “Người Việt Nam nhận thấy mối đe dọa của virus corona rất nhạy cảm và thực sự có trách nhiệm. Thật thú vị, một phần năm trong số họ đã bay về nhà vì sợ đại dịch. Hiện họ chưa trở lại, họ chờ chuyến bay tới Séc,” cô Hana Bùi nói. Họ sẽ trở lại Vyšší Brod trước kỳ nghỉ hè, khi thành phố sẽ đầy khách du lịch trở lại.
Nguồn: Secviet