Trang chủ Đời sống Những điều cần biết khi chăm sóc sức khỏe tuổi 30

Những điều cần biết khi chăm sóc sức khỏe tuổi 30

Quảng cáo

Tuổi 30 của bạn sẽ luôn tràn đầy năng lượng nếu biết cách chăm sóc chúng một cách tốt nhất. Luôn tràn đầy năng lượng, sống khỏe, rạng ngời như tuổi 20 với những bí kíp sau đây. Bài viết sẽ mách nhỏ cách để chăm sóc bản thân khi bước sang tuổi 30 mà bạn không nên bỏ lỡ.

Ngày qua ngày trôi đi mà không hề báo trước, bạn nhận ra rằng mình đã và đang sắp sửa bước sang tuổi 30. Bạn sẽ cảm thấy có những cảm xúc, trạng thái sự khác biệt của bản thân so với những năm trước đây. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là việc cơ thể đang bước vào giai đoạn lão hóa tự nhiên. 

Quảng cáo

Vậy nên nhất định không được quên việc làm hạn chế chống lão hóa và duy trì cơ thể mãi như tuổi 20. 

Những thay đổi của cơ thể khi bước sang tuổi 30

Khi bước sang tuổi 30, bạn dần cảm thấy có nhiều sự thay đổi đối với bản thân, những dấu hiệu sau đây để cảm nhận rõ nhất:

Làn da xuất hiện những nếp nhăn

Làn da của bạn trông sẽ kém sắc hơn, không còn tươi sáng như tuổi đôi mươi, những nếp nhăn trông bạn sẽ thêm phần già đi một chút. Chủ yếu các tế bào da sẽ không được tái tạo nhanh như khi bạn đang còn trẻ. Đây là tiến trình hết sức bình thường đối với người đang bị lão hóa. 

Bạn nên bắt đầu sử dụng các loại sữa rửa mặt phù hợp với da, cấp ẩm cũng như thoa kem chống nắng mỗi khi ra đường để có thể bảo vệ làn da một cách tốt nhất. 

Vóc dáng trở nên đầy đặn 

Nhiều người phụ nữ khi bước sang tuổi 30 sẽ có dấu hiệu tăng cân nhẹ bởi vì sự trao đổi chất trong cơ thể giảm đi. Vì vậy, để duy trì cân nặng lý tưởng bạn nên vạch ra cho mình những kế hoạch thể thao ví dụ như: cách bài tập nhịp điệu, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội…

Vóc dáng cũng trở nên đầy đặn hơn

Bạn cũng cần phải tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng, ít có chất béo bão hòa, kèm theo đó là nhiều loại trái cây, rau củ giúp làm giảm mỡ tích tụ.

Nguy cơ loãng xương cao

Bạn có thể không để ý nhưng khi đến tuổi 30 xương bạn bắt đầu có dấu hiệu loãng, thực tế cho thấy nó là một trong những nguy cơ loãng xương cao hơn so với trước đây. Các cơ trong cơ thể của bạn cũng dần mất đi trương lực, đặc biệt điều này nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như cơ thể, vóc dáng của bạn. 

Ăn uống cũng phải khoa học, nạp nhiều rau củ quả cho cơ thể

Bạn nên bảo vệ cơ xương của mình bằng cách như sau:

  • Chế độ ăn giàu canxi, khoáng chất để bổ sung chất cần thiết giúp xương chắc khỏe.
  • Tập thể thao thường xuyên hơn, đều đặn hơn. Tốt nhất mỗi ngày bạn nên dành ra cho mình khoảng từ 30-45 phút mõi ngày cho các hoạt động trung bình như chạy bộ, tập luyện mạnh (nâng tạ) 2-3 lần/tuần.
  • Có thể tham khảo các ý kiến tới từ những chuyên gia để họ có thể giúp bạn giữ xương chắc khỏe hơn, tăng cường các chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, canxi. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng những sản phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. 

Tâm lý dễ bị stress

Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với nhiều căng thẳng xảy ra thì nguy cơ dẫn tới việc stress sẽ không nằm ngoài dự đoán. Đến tuổi 30, bạn có nhiều vấn đề cần bận tâm hơn ví dụ như: sự nghiệp, gia đình, trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng,… Vì thế, để có thể duy trì được sức khỏe tốt bạn tập cho mình những thói quen, lối sống tích cực nó sẽ giúp cho bạn vượt qua mọi thử thách tốt hơn. 

Tuổi 30 dễ bị stress hơn bởi nhiều vấn đề

Bạn cần có một chế độ dinh dưỡng, ăn ít chất béo, tập thể thao thường xuyên đều đặn, không hút thuốc lá. Nếu bạn sử dụng quá nhiều bia rượu mà không thể kiềm chế bản thân, bạn sẽ rơi vào tình trạng stress khó kiểm soát. Cách để giảm stress có thể tham khảo các bài tập yoga, chăm sóc cây cảnh hay đọc sách cũng là biện pháp khắc phục tốt. 

Tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai

Có khá nhiều phụ nữ sinh con khi họ vừa qua 30 vì đây là lúc sự nghiệp, kinh tế cũng như họ có đủ khả năng để làm mẹ. Nếu có được một sức khỏe tốt, lối sống lành mạnh thì ắt hẳn quá trình mang thai sẽ thuận lợi hơn bao giờ hết. Đứa sẽ ra đời khỏe mạnh, bình thường.

Tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai ở tuổi 35

Nhưng có một điều mà chúng ta cần biết chính là việc mang thai sau tuổi 30 rất nhiều nguy cơ cao hơn so với khi mình còn trẻ. Khả năng thụ thai cũng bị giảm xuống khi bạn bước sang tuổi 30, đặc biệt là những người sau tuổi 35, vì thế bạn có thể sẽ mất kha khá thời gian cho việc mang thai. Nguy cơ sảy thai cũng sẽ cao hơn, đặc biệt đối với những bạn mang thai tuổi 35 sẽ có nhiều nguy cơ mang thai dị tật cao hơn so với lúc mang thai còn trẻ. 

Người mang thai sẽ có nguy cơ cao khi mắc các bệnh liên quan tới phụ khoa khi tuổi 35 hoặc từng có biến chứng trong quá trình mang thai. Nếu khi ở tuổi 35 mà không thể mang thai sau 1 năm, bạn cần đi khám bác sĩ khoa sản nếu muốn mình mang thai. 

Cần quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe

Bạn sẽ cảm nhận được rằng bản thân đang chậm chạp hơn, hay có thể với một số người đây là đỉnh cao của sự nghiệp. Những thay đổi này là điều hết sức bình thường khi tuổi dần lớn hơn. 

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất

Mỗi phụ nữ là một cá thể độc nhất vậy nên sức khỏe của mỗi người cũng sẽ khác nhau không ai giống ai. Thế nhưng nhìn chung thì bạn vẫn nên quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe và duy trì bản thân một cách tốt nhất. Điều mà chúng ta chú ý mỗi khi chăm sóc bản thân tuổi 30 chính là:

  • Giảm bớt sự căng thẳng
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần
  • Ngăn ngừa quá trình lão hóa xương
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng da hàng ngày từ sâu bên trong
  • Quan tâm tới vấn đề sinh con, mang thai hoặc các biện pháp phòng tránh thai an toàn
  • Duy trì thói quen tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày để tránh bệnh tật. 

Tập quen dần với việc ghi chép

Bạn cần phải ghi chép những bệnh và dấu hiệu bệnh của người trong nhà khi họ mắc phải. Việc này thật sự rất có ích khi bạn dẫn họ đi khám bác sĩ, có thể dự vào những thông tin trên để cung cấp cũng như xác định chuẩn dấu hiệu bệnh mắc phải. Nhờ đó bạn dễ dàng có thể phòng ngừa được bệnh tật và duy trì sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình. 

Bạn cần hỏi thăm các thành viên trong gia đình về việc mắc và dấu hiệu mắc bệnh, triệu chứng và thời gian mà mọi người mắc  phải. Ví dụ nếu là bệnh mãn tính như tim, triệu chứng dấu hiệu mang thai, sảy thai hay các rối loạn khác. 

Còn nếu bạn đang có dự định sinh thêm em bé thì nên lập ra những định hướng nhất định về phả hệ của bên nội và ngoại, cung cấp cho bác sĩ nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường.

Khi đến tuổi 30, bạn có thể bắt đầu có những biểu hiện khác lạ trên cơ thể đó chính là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn sau này. Vì thế, dù bản thân có bận rộn đến đâu cũng nên dành riêng cho mình thời gian để chăm sóc, lắng nghe bản thân, làm đẹp mỗi ngày giúp mình luôn cảm thấy tự tin trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Theo dõi fanpage: Sức khỏe Sắc đẹp để nhận những bài viết hay về sức khỏe và sắc đẹp dành cho phái nữ. https://chauau.tv/nhung-san-pham-cung-cap-vitamin-c-cho-co-the-khong-nen-bo-qua/

Bài trướcTây Ban Nha kêu gọi thiết lập quy tắc chung của EU về mở cửa biên giới
Bài tiếp theoDu lịch Praha và những địa điểm du lịch được yêu thích nhất tại Séc