Trang chủ Giải trí Sức khỏe Hình ảnh người Việt trong Thánh Lễ ở Séc

Hình ảnh người Việt trong Thánh Lễ ở Séc

Quảng cáo

Ngày 4/7 tại tòa thánh Velehrad (thuộc Uherské Hradiště) đã cử hành thánh lễ lớn nhất tại CH Séc, đây cũng là ngày Quốc lễ của CH Séc (5/7 Den slovanských věrozvěstů Cyrila a Metoděje). Thánh lễ đã được đài truyền hình ČT, phát trực tiếp trong suốt thời gian cử hành. Trong quá trình cửa hành thánh lễ BTC đã cho phát một đoạn phim về hình ảnh cộng đồng người Việt tại Séc đã đoàn kết may khẩu trang cùng các hoạt động từ thiện trong Đại dịch Covid-19 vừa qua. Thật là vinh dự khi cộng đồng người Việt được xuất hiện trong thánh lễ linh thiêng nhất tại Séc.

HÃY CÙNG HÀNH HƯƠNG VỀ KINH ĐÔ MORAVA VĨ ĐẠI

Quảng cáo

Theo bằng chứng khảo cổ, thì kinh đô của đế chế Morava vĩ đại (Velkomoravská říše) đã từng đặt ở hai địa danh đó Mikulčice – Valy hiện nay (nằm giữa Hodonín và Břeclav) địa danh thứ hai là Velehrad (thuộc Uherské Hradiště).

Chắc đa số bà con cộng đồng người Việt ở Séc đều đã rất quen khi tháng 7 được nghỉ hai ngày 5 và 6. Nhưng đã có ai hiểu sâu về hai ngày lễ này chưa?

Cho phép tôi được tóm tắt thật ngắn về ngày 5/7:

Ngày 5/7 hàng năm là ngày Quốc lễ của CH Séc „Den slovanských věrozvěstů Cyrila a Metoděje“, Có thể chuyển ngữ sang tiếng việt là ngày lễ tưởng nhớ hai vị tiên tri Cyril a Metoděj, sau này Tòa Thánh Vatican tấn phong là hai vị THÁNH. Đây cũng là hai vị thánh đặt nền tảng cho nhà nước Tiệp Khắc sau này.

Tại sao lại gọi là hai vị tiên tri Cyril và Metoděj? Khoảng năm 860 Hoàng Tử Rostislav trị vì Đế chế Morava Vĩ Đại đã thấy tầm quan trọng của Tiếng nói là nhịp cầu cảm thông để trao đổi tư tưởng trong sinh hoạt xã hội giữa con người cùng dòng giống xứ sở. Có con người là có ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn tự có ảnh hưởng rất lớn và quan hệ mật thiết đến sự hưng vong của giống nòi. Dân tộc có một trình độ văn hóa cao, càng văn minh thì họ lại càng chú trọng đến ngôn ngữ văn tự. Vì vậy ngài đã gửi thư đề nghị Hoàng Đế La Mã III (Byzantine) đưa tiên tri dạy ngôn ngữ đến Đại Morava. Hoàng Đế La Mã III đã chấp thuận yêu cầu của Hoàng Tử Rostislav và cử hai anh em cũng là hai nhà Tiên tri giỏi nhất đến Morava đó là Cyril và Metoděj.

Hoàng Tử Rostislav rất vui mừng khi hai nhà Tiên tri Cyril và Metoděj đến Morava,ngay lập tức ngài tập hợp các môn đệ giao họ cho hai thầy Tiên tri dạy bảo. Chẳng bao lâu, tất cả các mệnh lệnh của nhà thờ đã được dịch và dạy vào các buổi sáng …

hai nhà Tiên tri Cyril và Metoděj cũng đã soạn thảo ra bộ chữ cùng từ điển Slovan (Xla-vơ) và bộ Luật Tư pháp cho Giáo dân cũng được ra đời..Đặc biệt vào thời điểm đó Giáo Hoàng đã công nhận ngôn ngữ Slovan (Xla-vơ) là ngôn ngữ thứ tư cùng với tiếng Latin, tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái.

Thật đáng tiếc sau đó Đế chế Morava vĩ đại bị đánh chiếm…Rất may Svatopluk là cháu trai của Hoàng tử Rostislav đã lấy lại được quyền lực……Thật đáng tiếc các đời sau đã không phát huy được quyền lực, nếu không ngày nay Morava đã là thủ đô của châu Âu  :).

Trên đây chỉ là những hiểu biết hạn hẹp của mình, lịch sử của Morava còn hào hùng lắm, rất mong mọi người cùng nghiên cứu bổ sung thêm cũng như cùng chia sẻ. Chúc mọi người tiếp tục nghỉ ngày lễ thứ 2 vui vẻ.

Bài trướcVướng dịch Covid-19, show diễn của Tuần lễ Thời trang Paris 2020 chuyển sang trực tuyến
Bài tiếp theoASEAN 2020: Hướng tới mục tiêu ký kết rcep trong năm