Trang chủ Cộng đồng Châu Âu Mở Rộng Thị Trường Lao Động Lành Nghề Việt Nam:...

Châu Âu Mở Rộng Thị Trường Lao Động Lành Nghề Việt Nam: Đào Tạo Chuyên Sâu & Lương Bổng Hấp Dẫn

Quảng cáo

Công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thời gian tới sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, theo hướng không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn nâng cao về chất lượng, tiếp tục ổn định, duy trì các thị trường hiện có và phát triển, mở rộng thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động Việt Nam. Các thị trường tiềm năng như châu Âu đang rộng mở, nhưng người lao động Việt Nam cũng sẽ phải tự nâng cao chất lượng để đáp ứng được nhu cầu của thị trường này.

Nếu như trước đây, các nước chủ yếu tiếp nhận lao động phổ thông, thì nay, nhu cầu đang chuyển dịch về lao động có trình độ, tay nghề cao, ngoại ngữ tốt. Đặc biệt, Châu Âu có có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động lành nghề Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo chất lượng nguồn cung, có chính sách lương bổng ổn định cùng nhiều thuận lợi về chính sách lao động.

Quảng cáo

Tuy nhiên, khi sang châu Âu làm việc lao động sẽ đối mặt một số vấn đề như khác biệt văn hóa lớn, phải cạnh tranh với lao động nước khác tại khu vực châu Âu và lao động các nước đang phát triển cùng trình độ.

Trong bối cảnh này, Bộ Ngoại giao mới đây đã phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam – Châu Âu” để tìm giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác trong vấn đề này.

Trong thời gian vừa qua lao động Việt Nam đã tạo được các uy tín đối với thị trường lao động đòi hỏi cao nhất, ví dụ Nhật Bản. Vì vậy chúng tôi tin là đây sẽ là một lĩnh vực hợp tác chúng ta đã triển khai nhưng cần phải phát huy hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa. Khi cánh cửa cơ hội rộng mở, cần có cách tiếp cận mới để nâng cao hiệu quả công tác đưa người Việt Nam đi lao động ở châu Âu. Muốn đến những thị trường chất lượng cao, thì người lao động cũng phải có chất lượng và đủ sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của đối tác.

Lao động Việt Nam đi được đánh giá là làm việc chịu khó và học rất nhanh. Đây là cái mà các nước đều thích ở lao động Việt Nam. Điểm yếu là ngoại ngữ. Để đưa được người lao động đi tốt thì trước tiên phải ở khâu tuyển chọn, sau đó đến công tác đào tạo, đào tạo tay nghề và đào tạo ngoại ngữ. Đấy là cái cơ bản để đưa được nhiều lao động đi nước ngoài hơn, giúp lao động có thu nhập tốt.

Việc nâng cao chất lượng người lao động không chỉ đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài, đảm bảo sức cạnh tranh của lao động Việt trên thị trường lao động thế giới, mà còn giúp nâng cao uy tín, hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Với nhiều nỗ lực, hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Âu kì vọng sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới, để sẽ có nhiều hơn nữa lao động Việt Nam sang các nước châu Âu – một thị trường lao động chất lượng cao – làm việc, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Trong những năm qua, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã tăng cường phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan, đơn vị ở nước ngoài và các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Thời gian tới, định hướng hợp tác về lao động sẽ được đưa lên tầm cao mới, chuyển sang chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, hướng tới các thị trường thu nhập cao. Để người lao động khi đó không chỉ có cơ hội làm việc, tìm kiếm được nguồn thu nhập tốt, góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước, văn hóa, con người Việt Nam đến cộng đồng quốc tế, mà khi về nước còn tiếp tục tham gia có hiệu quả vào thị trường lao động trong nước với tinh thần, ý thức trách nhiệm và năng lực, trình độ, kỹ năng tay nghề cao, qua đó phục vụ quá trình phát triển đất nước.

Nguồn : Quochoitv

Bài trướcSlovakia sẽ tăng mức lương tối thiểu lên 60% mức lương trung bình từ năm 2026
Bài tiếp theoPháp cân nhắc tăng thuế đối với doanh nghiệp lớn, Nhà đầu tư cần biết gì?