Trang chủ Đời sống Cách chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ theo...

Cách chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế!

Quảng cáo

Bộ Y tế cho biết bệnh đậu mùa khỉ có triệu chứng chủ yếu là sốt, phát ban dạng phỏng nước, sưng hạch ngoại vi. Bệnh nhân có thể bị biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

Hôm nay, ngày 29/7 Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn trong việc chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người.

Quảng cáo

Bệnh mùa khỉ là gì?

Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đậu mùa khỉ gây ra. Nguồn gốc của bệnh là từ châu Phi, lây truyền qua hình thức từ động vật sang người, từ người sang người nếu tiếp xúc với nguồn bệnh qua đường hô hấp, tình dục, đường máu, từ mẹ sang con.

Triệu chứng của bệnh là sốt, phát ban dạng phỏng nước, sưng hạch ngoại vi, nếu biến chứng nặng sẽ dẫn tới tử vong.

Các giai đoạn bệnh 

Bộ Y tế nêu rõ những giai đoạn của bệnh đậu mùa khỉ như sau:

  • Thời gian ủ bệnh: 6 – 13 ngày (dao động từ 5 – 21 ngày): Giai đoạn này bệnh nhân không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.
  • Giai đoạn khởi phát: từ 1 – 5 ngày với các biểu hiện như: sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, đau họng, đau cơ. Giai đoạn này bệnh sẽ lây lan nhanh.
  • Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện các phát ban ở trên da trên da: phát ban nhiều trên mặt, lòng bàn tay, chân, miệng, mắt, cơ quan sinh dục. Mụn nước sẽ tiến triển như sau: Tổn thương da -> đến sẩn -> thành mụn nước -> mụn mủ -> đóng vảy khô, bong tróc và để lại sẹo.

Với những trường hợp nghiêm trọng các nót có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.

  • Giai đoạn hồi phục: Các triệu chứng có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Tuy nhiên các vết sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nguy cơ lây nhiễm cho người khác sẽ không còn.

Phân loại ca bệnh đậu mùa khỉ 

Bệnh được chia thành 3 thể như sau:

  • Thể không triệu chứng
  • Thể nhẹ: Các triệu chứng sẽ hết sau 2 đến 4 tuần 
  • Thể nặng: thường ở nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người suy giảm miễn dịch, người bị bệnh nền,…) có thể dẫn tới tử vong.

Điều trị bệnh đậu mùa khỉ thế nào?

Bộ Y tế nêu rõ, cần thực hiện giám sát và cách ly đối với những ca bệnh nghi ngờ. Với bệnh nhân bị mắc thì thực hiện điều trị triệu chứng là chủ yếu. 

Người bệnh cần được đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải, hỗ trợ tâm lý.

Với những trường hợp nặng cần dùng tới thuốc điều trị đặc hiệu theo khuyến cáo của bác sĩ. 

Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời đối với các biến chứng của bệnh, đặc biệt chú ý đến những ca bệnh nặng:

Điều trị thể nhẹ

  • Hạ sốt, giảm đau.
  • Chăm sóc các tổn thương da, mắt, miệng
  • Bảo đảm dinh dưỡng, cân bằng điện giải.
  • Theo dõi, phát hiện sớm những biến chứng nếu có để điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức như: viêm phổi, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, viêm não…
  • Phòng, kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.

Điều trị thể nặng

Bệnh nhân cần được điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức, điều trị biến chứng (nếu có) theo các phác đồ. Thuốc điều trị đặc hiệu cụ thể như: 

  • Người có biến chứng nặng
  • Người bị suy giảm miễn dịch 
  • Trẻ em
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Những người đang có bệnh cấp tính.

Thuốc điều trị theo Tổ chức Y tế thế giới. Bộ Y tế cũng phân tuyến điều trị theo thể bệnh như sau:

Tại y tế xã/phường, quận/huyện thực hiện điều trị ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh nhẹ.

Tuyến tỉnh, trung ương tiếp nhận các ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở nặng.

Những dấu hiệu bệnh nguy hiểm cần được xem xét chuyển tuyến điều trị:

  • Suy giảm thị lực
  • Giảm ý thức, hôn mê, co giật.
  • Suy hô hấp.
  • Chảy máu, làm giảm số lượng nước tiểu.
  • Có dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.

Khi nào bệnh nhân có thể được xuất viện?

Khi đảm bảo hết các triệu chứng bệnh nhân sẽ được xuất viện: 

  • Đảm bảo đủ thời gian cách ly tối thiểu 14 ngày 
  • Bệnh nhân đã hết các triệu chứng về lâm sàng, không xuất hiện tổn thương trên da mới ít nhất 48 giờ. 
  • Những tổn thương cũ đã đóng vảy.

Theo sức khỏe và đời sống

Bài trướcNâng cao nhận thức về ngày Viêm gan Thế giới 28/7
Bài tiếp theoNước tăng lực hay tăng rủi ro cho sức khỏe?